Bảng Phí Và Thủ Tục Vào Viện Dưỡng Lão
Viện dưỡng lão HÀ NAM trân trọng gửi đến Quý Khách hàng, Gia đình và Người thân Người cao tuổi bảng phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe – y tế và các thủ tục liên quan.
I. DỊCH VỤ CHĂM SÓC
DỊCH VỤ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI |
|
|
|
|
|
|
|
II. BẢNG PHÍ
2.1. VIỆN DƯỠNG LÃO HÀ NAM
LOẠI | Giường/ phòng | KỲ | MỨC PHÍ (VNĐ) |
CHĂM SÓC HỖ TRỢ | 03 – 04 | Tháng | 6.000.000 / Tháng |
CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT | 03 – 04 | Tháng | 7.000.000 – 8.000.000 / Tháng |
CHĂM SÓC TÍCH CỰC
(ICU ngoại viện) |
Phòng ICU | Tháng | 9.000.000 – 10.000.000 / Tháng |
CHĂM SÓC TRỌN ĐỜI | Theo nhu cầu | Trọn đời | Tùy theo tình trạng sức khỏe và nhu cầu chăm sóc. Liên hệ để trao đổi chi tiết |
Mức phí cụ thể phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của Người cao tuổi |
III. MỘT SỐ CHI PHÍ PHÁT SINH KHÁC (nếu có)
NỘI DUNG | MỨC PHÍ (VNĐ) | |
1 | Chăm sóc ăn qua sonde | 500.000 / Tháng |
2 | Chăm sóc mở nội khí quản | 1.000.000 / Tháng |
3 | Chăm sóc các vết loét | 1.000.000 – 1.500.000 / Tháng |
4 | ||
5 | Sự kiện Quốc tế Người cao tuổi 01/10 | 300.000 / Năm |
6 | Ở lại Viện dịp Tết Nguyên đán | 2.000.000 / Năm |
7 | Thiết bị giải trí, liên lạc (điện thoại, máy tính bảng,…) | Miễn phí |
8 | Sự kiện, lễ hội, hoạt động dã ngoại khác … | Miễn phí |
9 | Hỗ trợ đăng ký và phương tiện đi tiêm ngừa Covid | Miễn phí |
Lưu ý :
- Mỗi Người cao tuổi đăng ký vào Hệ thống dưỡng lão Hà Nam sẽ đóng khoản ký quỹ là 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng chẵn). Số tiền này được sử dụng trong trường hợp người đến ở tại Viện dưỡng lão phải đi bệnh viện cấp cứu hay điều trị tại bệnh viện. Nếu không sử dụng tới, Viện có trách nhiệm thanh toán trả lại số tiền trên khi thanh lý hợp đồng.
- Chi phí dành cho người cao tuổi là Việt Kiều hay người nước ngoài sẽ không thay đổi (không phân biệt quốc tịch). Nếu đăng ký ở tạm trú dài hạn, Viện sẽ hỗ trợ gia hạn visa và đăng ký tạm trú dài hạn cho các Người cao tuổi nói trên.
IV. QUYỀN LỢI
- Được nghỉ ngơi và sinh hoạt trong môi trường an toàn và vệ sinh sạch sẽ, phù hợp với người cao tuổi tại Viện và có sự hỗ trợ của các y tá, điều dưỡng.
- Được chăm sóc ăn uống, vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ.
- Nếu phải dùng đến các loại thuốc đặc trị như: kháng sinh, thuốc điều trị bệnh cấp hoặc mạn tính, điện châm, thủy châm,… và các vật dụng khác như xe lăn, tả lót, sonde ăn, sonde tiểu,…thì gia đình phải chi trả theo hạng mục chi phí phát sinh hàng tháng hoặc mua mang đến gửi Viện dưỡng lão.
- Người cao tuổi sẽ được cấp phát đầy đủ các vật dụng cá nhân: chăn, dra, gối, nệm, bàn chải đánh răng, …
- Chế độ dinh dưỡng được tính toán phù hợp với tình trạng bệnh lý và sức khỏe thực tế của người cao tuổi và ít nhất được chia làm 4 bữa/ngày (gồm 3 bữa chính và 1 bữa phụ).
- Tham gia các hoạt động trong ngày theo lịch phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của người cao tuổi.
- Người cao tuổi tham gia sinh hoạt theo chủ đề “Sống vui – Sống khỏe – Sống thọ” và giao lưu với các học sinh, sinh viên các trường đại học hoặc các đoàn thể khác tại hội trường lớn hoặc sân vườn của Viện.
- Hệ thống DL HÀ NAM thường xuyên tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn/năm và tổ chức lễ mừng sinh nhật hàng tháng cho người cao tuổi. Tổ chức thăm quan, …
V. THỦ TỤC
5.1. Đối tượng nhận chăm sóc:
- Người cao tuổi khỏe mạnh hoặc già yếu không có khả năng tự phục vụ.
- Những bệnh nhân tai biến đã được điều trị ổn định tại bệnh viện (liệt, ăn uống qua sonde, mở nội soi khí quản , sống thực vật …)
- Những người khuyết tật, suy giảm trí nhớ, loạn thần tuổi già …
5.2. Thủ tục vào Viện:
- Có người thân bảo lãnh, đứng tên trên hợp đồng.
- CMND/CCCD + Hộ khẩu của người thân bảo lãnh. (Bản chính)
- CMND/CCCD + Sổ hộ khẩu gia đình của NCT. (Bản chính)
- BHYT (nếu có) của NCT. (Bản chính)
- Passport đối với người nước ngoài. (Bản chính)
- Hồ sơ bệnh án của NCT. (nếu có)
IV. NỘI QUY CHUNG
5.1. Đối với Người cao tuổi:
- Tôn trọng, hoà nhã với cán bộ, nhân viên y tế và mọi người ở cùng phòng.
- Giữ gìn nơi ở sạch sẽ, gọn gàng, không vứt rác bừa bãi.
- Giữ gìn an ninh, trật tự chung, không tiếp khách tại phòng trong giờ nghỉ; không cãi nhau, đánh lộn gây mất trật tự; không nói to, không đi lại, không bật đài hoặc tivi gây ồn ào trong giờ nghỉ; không thức khuya quá 21h; không dậy sớm và bật đèn sớm (trước 5h sáng).
- Đảm bảo sinh hoạt theo đúng thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày của Trung tâm
- Không tự ý ra khỏi Viện khi chưa làm các thủ tục theo quy định.
- Không mang tài sản có giá trị vào Viện. Nếu có tài sản hoặc tiền mặt từ 50.000 đồng phải báo lại và làm thủ tục gửi Viện để bảo quản. Nếu không gửi, bị mất tài sản thì Viện sẽ không chịu trách nhiệm.
- Quần áo tư trang của các cụ sẽ được đánh dấu tên riêng và được sử dụng dưới sự quản lý của nhân viên phục vụ.
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng sinh hoạt trong phòng và đồ dùng chung tại Viện. Không được tự ý thay đổi chỗ ở hoặc di chuyển các đồ dùng cá nhân trái với sự sắp xếp của Viện.
- Không được uống rượu, bia tại Viện, nghiêm cấm không được hút thuốc lá trong phòng.
- Không được tự ý giữ thuốc, đồ ăn khi chưa có sự đồng ý của nhân viên phục vụ. Khi dùng thuốc phải có sự hướng dẫn và giám sát của nhân viên chăm sóc.
5.2. Đối với Thân nhân Người cao tuổi:
- Giờ vào thăm hỏi Người cao tuổi:
– Sáng: 08h00 – 10h30.
– Chiều: 14h00 – 17h00.
– Khi vào thăm người cao tuổi phải đăng ký thông tin vào Sổ nhật ký vào thăm. - Không tự ý mang đồ dùng, tư trang cá nhân của người cao tuổi ra khỏi Viện khi chưa có sự đồng ý của nhân viên quản lý.
- Không hút thuốc lá trong Viện dưỡng lão.
- Không tự ý cho các người cao tuổi ăn quà bánh khi chưa được sự đồng ý của nhân viên quản lý.
- Không nên cho người cao tuổi tiền, rượu bia hay thuốc lá. Nếu có quà hoặc tiền mặt gửi biếu người cao tuổi thì phải ghi vào Sổ nhật ký vào thăm và bàn giao cho bộ phận văn phòng.
- Tuyệt đối không đưa tiền cho nhân viên phục vụ.
- Không được tự ý ra vào các khu vực ngoài phạm vi người cao tuổi đang ở.
- Không được tự xem các tài liệu, sổ sách của Viện khi chưa được sự đồng ý của cán bộ quản lý Viện.
- Trường hợp nếu đón người cao tuổi về nhà chơi phải báo cho Viện trước ít nhất 01 ngày và làm các thủ tục theo quy định. Viện chỉ giải quyết việc đón người cao tuổi ra khỏi Viện với người ký hợp đồng. Trong trường hợp người ký hợp đồng bận không đón được thì phải có giấy ủy quyền có xác nhận của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương.